Vị trí đặt ngón tay trên piano như thế nào là phù hợp nhất

Vị trí đặt ngón tay trên piano như thế nào là phù hợp nhất

Điều cơ bản đầu tiên khi học đàn piano là phải biết lắng nghe các nốt nhạc và học các vị trí đặt ngón tay trên piano. Từ những người chơi đàn giỏi nhất hay người mới thì vị trí đặt ngón tay đã có thể quyết định đến 80% sự thành công của bài nhạc. Vậy cách đặt đó là gì và có những lưu ý như thế nào cần tránh khi gặp phải trong quá trình học?

Những vị trí đặt ngón tay trên piano

Để làm quen với các phím đàn thì cần nhận biết vị trí các phím, giống như việc bạn cảm nhận được từng phím chữ trên bàn phím vi tính vậy. Nhận biết phím đàn là một bước rất quan trọng, cơ sở để hoàn thiện được những bài nhạc hay.

Nắm rõ các kiến thức về phím đàn và cách học nhạc

Khi bắt đầu việc học đàn, bạn cần chuẩn bị tâm lý và nhớ rằng vị trí ngón tay sẽ quyết định rất nhiều đến sự thành bại của một bản nhạc. Nếu bạn đặt sai lệch dù chỉ một ngón tay thôi thì cả bản nhạc bạn định chơi đó cũng sẽ ảnh hưởng. Vì thế nên yêu đàn và học cách đặt ngón tay chính là bước đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất ai cũng cần thành thạo.

Hiểu rõ cấu tạo phím đàn để đặt vị trí ngón tay sao cho đúng

Không phải ngẫu nhiên mà đàn piano lại chia thành những phím đen và trắng. Mục đích của chúng đều là công cụ hỗ trợ cho việc học tập, giúp người học nhanh nắm kiến thức và thực hành được tốt hơn. Từ trái qua phải, phím trắng đầu tiên là phím C, các phím trắng tiếp theo là D E F G A B, phím kết thúc của dãy này vẫn là phím C.

Tương ứng với mỗi phím chữ cái sẽ là các nốt nhạc tương đương: chữ A là nốt La, chữ B là nốt Si, chữ C là nốt Đô, chữ D là nốt Rê, chữ E là nốt Mi, chữ F là nốt Fa, chữ G là nốt Son. Cần phải nhớ rõ những quy luật này để đặt vị trí ngón tay phù hợp và thực hiện đúng giai điệu bài nhạc.

Trong khi đó, các phím đen lại chia thành từng cụm bao gồm 2 hoặc 3 nốt liền nhau. Quy luật lặp lại của các cụm này là cụm 2 – cụm 3 xen kẽ nhau. Từ trái qua phải, các âm nốt sẽ có độ cao dần. Thêm một quy luật cần thuộc lòng đó là nốt trắng giữa cụm đen 2 là D và G và A. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh bài nhạc tót hơn.

Vị trí đặt ngón tay trên piano phù hợp nhất

Vị trí lý tưởng nhất trên phím đàn là từ 1 đến 5 bắt đầu tính từ ngón tay cái đến ngón tay út cần đặt tương ứng với các phím C – D – E – F – G.

Các vị trí đặt ngón tay trên piano phù hợp cho mọi người

Đặt ngón tay tại các vị trí đúng yêu cầu, nhấn phím đàn theo đúng quy luật của dãy số 1 2 3 4 5, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1, 5 4 3 2 1, sau đó là 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1. Chú ý rằng thời điểm nhấn phím 2 thì ngón tay nhấn phím 1 cần nhả ra trước, thực hiện tương tự với các phím còn lại cho đến khi thực hiện hết dãy số.

Thực hiện lặp lại bài tập cho đến khi nhuần nhuyễn thì đổi tay và thực hiện đồng thời cả hai tay cùng lúc.

Một số lưu ý quan trọng về vị trí đặt ngón tay trên piano để có kết quả tốt

Những lưu ý về cách đặt các ngón tay trong khi học đàn mà những người mới thường mắc phải đó là:

Ngón út và áp út là hai ngón thường sẽ gắn liền với nhau, lực khá yếu và kém linh hoạt khi di chuyển. Do đó ban đầu có thể sẽ có chút khó khăn, bạn cần kiên trì tập luyện và cố gắng nhấn phím đàn như các ngón còn lại, đảm bảo đủ độ sâu và âm thanh phát ra không bị hụt hoặc yếu.

Điều đặc biệt là cần thả lỏng bàn tay, cánh tay để việc chuyển phím được dễ dàng. Để quá trình thực hiện đơn giản và hiệu quả thì bạn cần thực hiện nhấn phím bằng phần thịt của ngón tay chứ không phải là phần móng, lực phải đủ thì âm thanh phát ra mới trọn.

Trong khi tập ấn các phím hãy thả lỏng cơ thể đặc biệt hay cánh tay, các ngón tay cong tròn và dùng phần thịt đầu ngón tay để ấn phím đàn chứ không phải là móng tay, ấn phím đủ sâu sao cho âm thanh thật trọn vẹn. Một điều quan trọng khác là bạn phải cố điều chỉnh nhịp thở ổn định để không làm ảnh hưởng đến toàn bài nhạc.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về việc học đàn, các vị trí đặt ngón tay trên piano cùng với đó là những lưu ý mà ai cũng cần nắm rõ. Hi vọng với những kiến thức này thì bất kể người mới nào cũng sẽ không còn khó khăn trong quá trình học nhạc

VTMS

Contact Me on Zalo