Sự phát triển opera tại các nước Pháp, Đức và Anh thời kỳ Phục hưng

Sự phát triển opera tại các nước Pháp, Đức và Anh thời kỳ Phục hưng

Sự phát triển opera tại các nước Pháp, Đức và Anh thời kỳ Phục hưng
– Tại Pháp: Năm 1647, lần đầu tiên người dân Pháp tiếp cận thể loại opera khi vở “Orfeo” của Luigi Rossi được công diễn tại Paris; tiếp theo đó là những vở opera của Pietro Francesco Cavalli. Trước đó ở Pháp, loại hình sân khấu chiếm vị trí chủ đạo là ballet. Chỉ đến khi có sự xuất hiện của Jean-Baptiste Lully (1632-1687) thì mới có sự ra đời của nền opera Pháp. Lully sử dụng rất nhiều những vũ điệu, đưa ballet trở thành một nhân tố tích cực trong opera. Ông cũng quan tâm nhiều đến hiệu quả hợp xướng – điều trước đây hầu như chưa thấy xuất hiện trong opera Ý. Những vở opera đáng chú ý của Lully là “Al- ceste” (1674), “Atys” (1676) và “Armide et Rénaud” (1686). Tiếp nối Lully, Jean Philippe Rameau (1683-1764) cũng là một tác giả nổi tiếng. Những vở opera của Lully và Rameau còn được gọi là opera – ballet.

Sự phát triển opera tại các nước Pháp, Đức và Anh thời kỳ Phục hưng

– Tại Đức: Vở opera đầu tiên của nước Đức – “Dafne” (1627) do nhạc sĩ Heinrich Schütz (1582-1672) sáng tác. Âm nhạc trong toàn bộ tác phẩm của Schütz nói chung chịu ảnh hưởng từ âm nhạc Ý. Sau khi Schütz qua đời, tại Ham-burg, nổi lên nhạc sĩ Reinhard Keiser (1674- 1739) người ảnh hưởng nhiều đến Nhạc sỹ Han- del và Mozart sau này.
Georg Philipp Telemann (1681-1767)sáng tác khoảng 40 vở opera và được người đương thời đánh giá thậm chí còn cao hơn Bach và Handel. Sau khi Telemann qua đời, nền opera Đức quay lại ảnh hưởng opera Ý.

Vở opera đầu tiên của nước Đức - “Dafne

–  Tại Anh: Trước khi xuất hiện opera, ở nước Anh vào cuối thế kỉ 16 thịnh hành kịch mặt nạ (masque). Chỉ đến khi Henry Purcell (1659- 1695) xuất hiện thì nền opera Anh mới thực sự bắt đầu. Ông chính là người đã khai sinh ra nền opera Anh với vở “Dido and Aeneas” (1689). Từ đó hình thành Nhà hát Opera đầu tiên ở London năm 1671.
Sau khi Purcell qua đời, một thời gian dài nền opera Anh không có những tác phẩm nào đáng kể. Chỉ đến khi có sự xuất hiện của nhà soạn nhạc vĩ đại George Frideric Handel (1685-1759) thì nền opera Anh mới khôi phục được vị thế của mình. Những vở opera được Handel sáng tác trong thời gian này như “Rodrigo” (1707) và “Agrippina” (1709) đã giành được tiếng vang lớn và thu hút được sự chú ý của nhà hát Opera London. Han- del được mời sang London và ngay lập tức bằng vở opera mang phong cách Ý “Rinaldo” (1711), ông đã được nhà hát mời cộng tác lâu dài. Khi Nhạc viện Hoàng gia thành lập, Handel đảm nhận trọng trách giám đốc Nhạc viện và nhạc trưởng chính của nhà hát opera London.

Henry Purcell (1659- 1695)

Bài viết liên quan:

Học thanh nhạc: Rèn luyện kỹ thuật hát staccato (hát nảy)

Rèn luyện kĩ thuật hát non legato, marcato khi học thanh nhạc

Khóa học đàn guitar

 

VTMS

Contact Me on Zalo