Sách nói về Piano Jazz hay trên Việt Nam và thế giới

Sách nói về Piano Jazz hay trên Việt Nam và thế giới

Lịch sử hình thành phát triển của nhạc Jazz nói chung, nghệ thuật Piano Jazz nói riêng có tuổi đời non trẻ nhất, bởi năm 1900, Jazz mới được ra đời1. Nghệ thuật của Jazz đã bắt đầu từ những phong cách đầu tiên của nghệ thuật Piano Jazz là Ragtime. Từ một loại hình âm nhạc được gieo hạt trên âm nhạc châu Phi và âm nhạc phương Tây, nhưng được nảy mầm và phát triển bởi văn hoá Mỹ. Hiện nay

nhạc Jazz nói chung, nghệ thuật Piano Jazz nói riêng không còn là loại nhạc của người da trắng, cũng không phải của người da đen, nó đã nhanh chóng trở thành  một thể loại âm nhạc mang tính toàn cầu, được thế giới quan tâm, phân tích, nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.

Quá trình hình thành và phát triển của Jazz, nghệ thuật Piano Jazz đã bị chi phối, cũng như chi phối những đặc trưng của mình tới nhiều loại hình âm nhạc khác. Với ngôn ngữ riêng về giai điệu, hoà âm, tiết tấu, sự khai thác triệt để tính năng nhạc cụ và đặc biệt là ngẫu hứng, nhạc Jazz nói chung, nghệ thuật Piano Jazz nói riêng đã luôn luôn được các nghệ sỹ, nhạc sỹ tìm tòi, phân tích, sáng tạo đổi mới. Qua nhiều năm tháng, các phong cách trong lĩnh vực nhạc Jazz và Piano Jazz đã được ra đời, phù hợp với hiện thực xã hội ở từng giai đoạn phát triển. Chỉ với  hơn một thể kỷ, nghệ thuật Piano Jazz đã trưởng thành và hoàn chỉnh như ngày nay. Điều đặc biệt ở đây, là quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Piano Jazz diễn ra trong một thời gian ngắn và với một tốc độ nhanh, bởi sự lan toả của nó khi được giao thoa với âm nhạc của mỗi vùng đất khi nó cập bến.

Tại Việt Nam lĩnh vực nhạc Jazz nói chung và Piano Jazz nói riêng đã được hình thành và đang ở giai đoạn quá độ phát triển do sự đúc kết kinh nghiệm biểu diễn của các nghệ sỹ, một số giảng viên được đào tạo bài bản, chính quy cũng như yêu thích tự tìm hiểu, học hỏi. Mặc dù ra đời muộn, nhưng nhạc Jazz nói chung, nghệ thuật Piano Jazz nói riêng tại Việt Nam đã bước đầu phát triển với cả chiều  sâu và rộng. Cũng giống như sự phát triển của nghệ thuật Piano Jazz thế giới, nghệ thuật Jazz của Việt Nam đã bắt đầu từ nghệ thuật Piano Jazz Chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm Việt Nam, mang âm hưởng truyền thống Việt Nam, sáng tác theo phong cách Jazz, đặc biệt cho Piano đã được sử dụng trong các chương trình biểu diễn và giảng dạy. Nhiều chương trình biểu diễn Jazz, cũng như các câu lạc bộ Jazz tại Việt Nam đã được ra đời phục vụ nhu cầu xã hội, đáp ứng theo xu hướng âm nhạc hiện nay và bước đầu được công chúng đón nhận một cách tích cực. Tỷ lệ các sinh viên, học sinh âm nhạc chuyên nghiệp đăng ký dự tuyển vào các chuyên ngành Jazz trong đó có Piano Jazz ở các cơ sở đào tạo về Jazz tại Việt Nam hằng năm tăng đều, không chỉ về số lượng mà còn về cả chất lượng. Nhiều sinh viên tốt nghiệp Piano Jazz ra trường đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao về trình độ, cũng như phong cách trong nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhu cầu đòi hỏi của xã hội.

Tuy nhiên, do là một chuyên ngành non trẻ nên vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác đào tạo và biểu diễn. Cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật Piano Jazz Việt Nam mang tính tổng thể trong các lĩnh vực như: đào tạo, biểu diễn và sáng tác. Là một giảng viên chuyên ngành Piano Jazz, đồng thời cũng là một trong những Thạc sỹ đầu tiên về ngành nhạc Jazz nói chung, Piano Jazz nói riêng ở Việt Nam. Trải qua quá trình được đào tạo chính quy trong nước và nước ngoài, cùng với những kinh nghiệm tích lũy qua thực tiễn giảng dạy, biểu diễn và sáng tác, tôi đã luôn luôn mong ước, ấp ủ được nghiên cứu khoa học một cách chuyên sâu mang tính lý luận thuộc lĩnh vực này.

Bên cạnh những quỹ đạo chung, do tính chất đặc thù của chuyên ngành ngoài việc nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học cho thực tiễn, luận án còn đưa  ra một số những giải pháp cho công tác đào tạo, biểu diễn, sáng tác Piano Jazz chuyên nghiệp Việt Nam, để thông qua đó có thể đóng góp một phần nhỏ cho việc phát triển, nâng cao tính chuyên nghiệp nghệ thuật Piano Jazz ở Việt Nam tiến tới hội nhập với sự phát triển chung của nghệ thuật Piano Jazz trên thế giới.

Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu :“Nghệ thuật Piano Jazz chuyên nghiệp  Việt  Nam  công  trình  nghiên  cứu  khoa  học  chuyên  sâu đầu  tiên  nhằm nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, biểu diễn và sáng tác Piano Jazz chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Xem một số hình ảnh lớp học dạy đàn piano tại Việt Thương Music

Nhạc Jazz nói chung và nghệ thuật Piano Jazz nói riêng từ nhiều năm nay, là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc trên thế giới, đã có  nhiều công trình về lĩnh vực lịch sử Jazz, hòa âm Jazz, ngẫu hứng Jazz, ở các phong cách, cũng như các hội thảo khoa học các bài báo đánh giá, phân tích và nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu như:

Sách nghiên cứu về Piano Jazz bằng tiếng nước ngoài:

Với cuốn Jazz A History of America’s Music của tác giả Geoffrey C.ward (2000), nhà xuất bản Alfred A.Knopf. Được tác giả viết dựa theo bộ phim tài liệu về Jazz của đạo diễn Ken Burns, với lời tựa đầu được viết bởi Ken Burns. Là công trình đồ sộ dày 512 trang, quy mô về lịch sử Jazz Mỹ. Công trình đề cập tới sự hình thành và phát triển của các phong cách nhạc Jazz và Piano Jazz được chia trong  từng giai đoạn, từng thời kỳ, gắn liền với bối cảnh xã hội của nước Mỹ.

Với cuốn Jazz Piano a Jazz History của tác giả Billy Taylor (1982), nhà xuất bản Wm. C. Brown Company. Là một trong những công trình nghiên cứu quy mô lịch sử về sự hình thành các phong cách trong Piano Jazz. Ở mỗi giai đoạn trong từng phong cách Piano Jazz tác giả đều có những ví dụ minh họa cụ thể về kỹ thuật, các tiến trình hòa âm, các mẫu câu (patterns), phân tích về giai điệu, hòa âm, tiết tấu cũng như ngẫu hứng ở trong từng phong cách của các nghệ sỹ Piano Jazz.

Với cuốn lý thuyến hòa âm The Jazz Theory Book của tác giả Mark Levin (1995), nhà xuất bản Sher Music. Là một trong những công trình về hòa âm Jazz công phu được sử dụng rộng rãi tại nhiều bậc đào tạo về Jazz cũng như tại các học viện, nhạc viện Jazz lớn trên thế giới. Trong cuốn sách này tác giả đã đi sâu vào những vấn đề về hòa âm từ cơ bản đến nâng cao được đề cập đến trong từng chương.

Với cuốn Gehörs-spel för Piano del 1, 2 Rock & Jazz (2000) của 2 tác giả Dago Jonsson và GS. Håkan Rydin, nhà xuất bản Musikproduktion HB. Là công trình bằng tiếng Thụy Điển, được chia thành 6 chương, ngoài những đặc điểm về hợp âm, tiến trình hòa âm, phương thức thay đổi hòa âm… Một trong những vấn đề quan trọng mà tác giả công trình đã đưa ra là phương pháp thực hành ngẫu hứng.

Piano Jazz trong việc luyện khả năng chơi bằng tai (nghe) kết hợp với đĩa ghi âm (CD kèm theo công trình này) mà không phải sử dụng bản nhạc ở các tác phẩm trong các phong cách.

Ngoài những đặc điểm chung của lĩnh vực lịch sử, hòa âm, ngẫu hứng trong nghệ thuật Piano Jazz với các công trình đã được hệ thống nêu ở trên. Chúng tôi  còn tiếp cận một số công trình chuyên sâu về hòa âm và phương pháp ngẫu hứng ở riêng từng phong cách, bởi với mỗi một phong cách Jazz nói chung, nghệ thuật Piano Jazz nói riêng, ngoài những đặc thù chung, đều có những đặc điểm riêng về hòa âm, thang âm điệu thức tiêu biểu như:

Với cuốn How to play Bebop (1998) gồm 3 tập 1, 2, 3 của tác giả David Baker’s, nhà xuất bản Alfred Publishing Co. Trong 2 tập đầu của công trình này tác giả đã hệ thống hóa lại những thang âm của Bebop bao gồm: Bebop trưởng, Bebop thứ, Bebop át, cũng như sự ứng dụng những thang âm Bebop này vào trong các tiến trình hợp âm: II –V, III – VI – II –V, vòng tròn quãng năm… Cuối mỗi tập tác giả đều có gợi ý những bài tập, mẫu câu, cũng như các tác phẩm trong việc luyện tập phong cách Bebop.

Với cuốn Jazz Improvisation for keyboard players (1978) gồm 3 tập của tác giả Dan Haerle, nhà xuất bản Alfred Music. Trong mỗi tập tác giả lại chia nhỏ ra từng bài học với những ứng dụng thực hành về ngẫu hứng trong các hợp âm, tiến trình hợp âm, thang âm, tiết tấu trong các phong cách Jazz khác nhau.

Với tuyển tập  The Contemporary Jazz Pianist, A Comprehensive Approach to Keyboard Improvisation (1978) bao gồm 4 tập, của tác giả Bill Dobbins, nhà xuất bản Charles Colin. Là công trình khoa học có tính hệ thống cao đi từ cơ bản đến nâng cao, đặc biệt tác giả đã lựa chọn đi sâu vào phân tích bút pháp, kỹ năng,  kỹ xảo, hòa âm, tiết tấu, giai điệu, ngẫu hứng…của 24 nghệ sỹ Piano Jazz Mỹ tiêu biểu gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các phong cách.

Với Tuyển tập Modal Jazz Composition & Harmony của tác giả Ron Miller (1996, 1997) bao gồm 2 tập của nhà xuất bản Advance Music. Công trình tập trung nghiên cứu đi sâu vào phân tích hòa âm đặc trưng của phong cách Modal Jazz.

Trên đây là một số công trình tiêu biểu bằng tiếng nước ngoài đề cập đến những về vấn đề lịch sử, hòa âm và thực hành ngẫu hứng nghệ thuật Piano Jazz nói riêng, Jazz nói chung. Phần lớn những công trình được nêu ở trên đã được sử dụng trực tiếp bằng tiếng nước ngoài tại một số cơ sở đào tạo Piano Jazz ở Việt Nam trong đó có cơ sở đầu ngành đào tạo lĩnh vực Piano Jazz ở nước ta là khoa Jazz – HVÂNQGVN.

Đối với công trình bằng tiếng Việt do các tác giả Việt Nam biên soạn:

Với công trình Jazz-Rock-Pop (1990) nhiều tác giả, của nhà xuất bản Âm nhạc. Là một công trình biên dịch, biên soạn từ một số cuốn sách lịch sử của Jazz bằng tiếng Nga. Điểm hạn chế của công trình này là chỉ tập trung vào phân tích một số vấn đề về lịch sử nhạc Jazz từ nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, có thể nói đây là một trong những công trình đầu tiên ở nước ta thuộc lĩnh vực nhạc Jazz.

Từ năm 2002 tại một số các cơ sở đào tạo Jazz và Piano Jazz ở Việt Nam đã sử dụng một số tài liệu về lịch sử nhạc Jazz bằng tiếng Việt được các tác giả biên soạn và dịch của nước ngoài như:

Lịch sử nhạc Jazz của PGS.TS.NSƯT Lưu Quang Minh biên soạn vào năm 2002, thư viện – Nhạc viện Hà Nội, nay là Học Viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.

Lịch sử nhạc Jazz – Rock – Pop của TS Vũ Tự Lân biên soạn vào năm 2007, Trường Đại Học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội.

Nhìn chung, các công trình đều thống nhất về những nhân tố hình thành nên nhạc Jazz nói chung, nghệ thuật Piano Jazz nói riêng, các mốc thời gian và tác động của xã hội dẫn tới việc hình thành nên các phong cách trong Jazz và Piano Jazz, quá trình phát triển nhạc Jazz và Piano Jazz từ Mỹ sau đó lan tỏa đến khắp mọi nơi trên thế giới.

Với cuốn Thực hành tùy hứng nhạc Jazz (2004) được PGS.TS.NSƯT Lưu Quang Minh biên soạn chia thành 20 bài, là tài liệu đầu tiên ở nước ta hướng dẫn thực hành ngẫu hứng Piano Jazz nói riêng, Jazz nói chung. Tài liệu này, hiện vẫn đang được dùng là giáo trình cho sinh viên bậc Đại học Piano Jazz của khoa Jazz – HVÂNQGVN.

Với tuyển tập Hòa âm nhạc Jazz I, II (2004) của PGS.TS.NSƯT Lưu Quang Minh, do thư viện – Nhạc viện Hà Nội xuất bản, nay là HVÂNQGVN. Là tài liệu dành cho bậc Đại Học đầu tiên quy mô đi sâu vào lĩnh vực hòa âm Jazz một cách toàn diện ở nước ta. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng lại về vấn đề hòa âm chủ yếu ở các tác phẩm Jazz Standard, trong các phong cách Jazz truyền thống của thế giới, không hoàn toàn áp dụng vào những phong cách từ nửa cuối thế kỷ XX của Jazz như: Modal Jazz, Free Jazz, Abstract Jazz, Electronic Jazz… Nhìn chung đây là công trình đã được tác giả biên dịch về một số nội dung hòa âm Jazz trong các phong cách nửa đầu thế kỷ XX.

Ngoài các tài liệu được xuất bản thì có một số luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành lý luận âm nhạc có liên quan, làm cơ sở nghiên cứu, cũng sẽ được chúng tôi đề cập cụ thể trong từng phần của luận án.

VTMS

Contact Me on Zalo