Phân biệt trường độ, cường độ, tốc độ và nhịp điệu

Để phân biệt và làm rõ các khái niệm liên quan đến tiết tấu như trường

độ, cường độ, tốc độ và nhịp điệu, chúng tôi có bảng phân biệt sau:

Bảng 1.1: PHÂN BIỆT ĐẶC TRƯNG TRƯỜNG ĐỘ, CƯỜNG ĐỘ, TỐC ĐỘ, NHỊP ĐIỆU

  Đặc trưng Cấp độ
Trường độ Phân chia dài, ngắn của âm thanh 1
Cường độ Nhận biết mạnh – nhẹ của âm thanh 2
Tốc độ (Tempo) Cảm nhận mạch đập nhanh chậm của âm thanh 3
Nhịp điệu Cảm nhận được tính chất âm nhạc của tiết tấu 4

 

Phân biệt trường độ, cường độ, tốc độ và nhịp điệu

Trên phương diện thuật ngữ, âm nhạc cổ điển Châu Âu cũng đã xây dựng được hàng loạt hệ thống ký tự, thuật ngữ mang tính quốc tế đã chỉ dẫn và giải thích nhiều khái niệm cũng như cho quá trình diễn tấu âm nhạc.  Những khái niệm này giúp bất kỳ ai, thuộc bất kỳ quốc gia nào đều có thể có được sự cảm nhận chung nhất, đầy đủ và chính xác nhất như tự nó đã toát ra một “mẫu số chung” cho tất cả mọi người. Dưới đây là một số khái niệm chỉ sự vận động và thuộc tính thời gian của âm nhạc:

+ Tiết tấu (Rhythm, Rhythmus – Anh, Đức, Rhythme – Pháp, Ritmo – Ý): chỉ thứ tự nhịp nhàng của các phách mạnh và nhẹ, trong từng nhịp hoặc nhiều nhịp, đem lại sự vận động và sức sống cho âm nhạc.

+ Tốc độ; nhịp độ (Tempo): chỉ độ nhanh chậm trong sự thể hiện âm nhạc.

Từ hai yếu tố mang tính cơ học trên đây, chúng ta có thể coi nhịp điệu là tổng hoà của cả tiết tấu với tốc độ, nhịp độ trong biểu diễn âm nhạc. Mối liên hệ này cho chúng ta cảm nhận cả về tiết tấu âm nhạc, đồng thời cái tốc  độ, cái nhịp độ chuyển động luân phiên liên tục mà mỗi phách mạnh, nhẹ khi tạo ra dường như đã cho ta cảm nhận về một dòng chảy của âm thanh mà trong đó, những quy luật vận động của cao độ, của thời gian,… vừa như cộng hưởng nhưng cũng vừa như có cả sự “va đập” lẫn nhau, tạo nên cái màu sắc, cái âm hưởng cần có của sự diễn tả âm nhạc mà chúng ta đã đề cập, đó chính là âm điệu (Intonation).

+ Vài nét về tiết tấu trong âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam

Ở phần trước, vài nét về âm chuẩn trong âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam đã được chúng tôi đề cập một cách khái quát nên không thể và không cần phải nhắc lại ở phần này. Xét trên phương diện hệ thống bài bản, và phương thức diễn tấu, tiết tấu, giới nghiên cứu âm nhạc nước ta đều thống nhất nhận định, kho tàng ấy đều có nguồn gốc từ dân ca, dân nhạc.

Từ đặc điểm cơ bản trên đây, khi đặt vấn đề nghiên cứu tiết tấu, nhịp điệu như một phương tiện biểu hiện không thể thiếu trong việc thể hiện ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền Việt Nam, cũng tức là “nó” – tiết tấu, nhịp điệu phải được xem xét và phân tích trong mối tương quan gắn bó, khăng khít, không thể tách rời, chia cắt với cái giai điệu – âm điệu của một tác phẩm. Ngay trong sự chuyển động của cao độ để hình thành giai điệu của một câu nhạc, thì ngay tức thì, từ trong bản chất nguồn cội của sự chuyển động ấy, đã hình thành hay là đã có sự can thiệp, tham gia của tiết tấu,… và từ sự biến đổi, thay đổi của giai điệu thì tiết tấu, nhịp điệu cũng có những biến đổi tương ứng. Điều này thể hiện rõ rệt không chỉ với các hệ thống làn điệu, bài bản của nghệ thuật ca kịch truyền thống mà ngay cả với những làn điệu dân ca, những bài bản dân  ca phổ biến từ Bắc chí Nam, ta cũng gặp những thay đổi tương tự như “Cò lả”, “Trống cơm”, “Hát ru” là một minh chứng,… Khả năng ứng tác của người nghệ sỹ Violon khi trình diễn các tác phẩm Việt Nam, đã đành phụ thuộc vào kỹ năng, sự tinh tế trong sử dụng nhạc cụ của bản thân, nhưng một điều quan trọng không thể thiếu đó là tri thức về âm nhạc dân gian cổ truyền Việt nam, đó là tư duy thẩm mỹ hoàn thiện, đó là sự thăng hoa của cảm xúc sáng tạo mà không phải ai cũng có được, thậm chí không phải lần sau hoàn toàn như lần trước. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm nên diện mạo riêng biệt cho nền âm nhạc cổ truyền cũng như phong cách, kiểu cách đặc trưng của nghệ thuật diễn tấu – diễn xướng âm nhạc dân gian cổ truyền Việt Nam.

Phân biệt trường độ, cường độ, tốc độ và nhịp điệu

Và như vậy, đối với các nghệ sỹ Violon Việt Nam, việc tìm ra một  dạng “thông số” vừa đủ là hết sức cần thiết sao cho khi chơi đàn, người nghe có thể phân biệt, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, của âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc giao hưởng thính phòng cổ điển Châu Âu.

VTMS

Contact Me on Zalo