Mới học đàn thì nên học đàn Piano hay Organ
Bạn thích, đam mê âm nhạc, muốn được học, chơi nhạc cụ và muốn thể hiện những bản nhạc riêng cho mình. Thế nhưng hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau, khiến nhiều người phân vân không biết học loại nhạc cụ nào. Sau đây, bài viết xin chia sẻ tới bạn đọc đôi điều về việc mới học đàn thì nên học đàn Piano hay Organ.
Sự khác nhau giữa đàn Organ và đàn Piano
Để thấy được sự khác nhau giữa hai loại đàn này, chúng ta cùng xem xét tới các khía cạnh sau:
Về đặc điểm
Đàn Organ là loại đàn mang lại cho bạn những âm thanh vui nhộn, rộn ràng. Khi chơi, người chơi sử dụng bàn tay phải để điều chỉnh những gia điệu của bàn nhạc, còn để chơi phần hợp âm trên nền nhạc, điệu thức thì chơi bằng tay trái. Đồng thời, để giúp bạn giữ nhịp, đàn có hỗ trợ phần trống và nhạc đệm.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Đàn Organ
Đàn Piano, đây là cây đàn được mệnh danh là “ông vua của các nhạc cụ”, với những phím đen và trắng nhưng bạn lại tha hồ sáng tạo ra các giai điệu nhạc khác nhau trên những phím đàn ấy. Khi chơi nhạc cụ này, bạn sẽ vận dụng cả hai tay trái và phải trên phím đàn, đồng thời phối kết hợp cả bàn chân, mắt, trí nhớ và khả năng quan sát.
Một điểm đặc biệt của cây đàn Piano nữa đó là âm thanh phụ thuộc vào tâm trạng của người chơi, nó như một tấm gương phản chiếu lại đúng cảm xúc của bạn. Khi vui những giai điệu mà bạn đánh lên sẽ rộn ràng, mạnh mẽ; khi buồn thì lại là những giai điệu man mác, sâu lắng.
Về ưu điểm
Đàn Organ với âm thanh rộn ràng khiến cho người nghe cảm thấy vui vẻ, rất phù hợp với những có tính cách hướng ngoại, yêu thích sự vui nhộn. Thiết kế nhỏ gọn nên rất dễ di chuyển, mang vác đi các địa điểm khác nhau.
Đàn Piano khi chơi sẽ giúp bạn vận dụng linh hoạt, phối kết hợp giữa các bộ phận tay, chân, mắt một cách nhanh nhẹn. Có thể nói đàn Piano là nhạc cụ căn bản, sau khi học đàn này xong bạn sẽ dễ dàng chuyển sang học các nhạc cụ khác.
Nhược điểm
Đàn Organ: Khi học đàn này, bên tay trái của bạn thường bị hạn chế bởi chỉ dùng chỉnh đàn hợp âm, ít di chuyển; nên nếu như bạn học xong đàn này muốn chuyển sang học đàn khác sẽ khó chơi hơn. Phần điệu thường được cài mặc định sẵn trong đàn dễ tạo ra sự nhàm chán khi bạn đã chơi được một thời gian. Đồng thời, đàn này cũng hạn chế người chơi sáng tạo, phá cách.
Đàn Piano: do chơi đàn Piano này bạn phải kết hợp khéo léo giữa hai bàn tay nên đòi hỏi ở người chơi phải biết cách, Có thể nói đây là bước khó chơi nhất khi học đàn Piano. Nếu bạn không biết cách vượt qua trở ngại này thì việc từ bỏ cuộc chơi là điều rất dễ xảy ra.
Đàn Piano
Nên học đàn Piano hay Organ
Trước tên, để trả lời cho câu hỏi nên học đàn Piano hay Organ, bạn nên xác định xem bạn thích loại đàn nào. Nếu bạn thích đàn Piano thì học chơi đàn Piano, còn nếu thích đàn Organ thì bạn học Organ. Khi bạn có đam mê, sở thích với loại nhạc cụ nào thì việc học của bạn sẽ trở nên đơn giản và đạt được hiệu quả cao nhất.
Mỗi loại đàn có đặc điểm, ưu và nhược điểm riêng nên không có khái niệm đàn nào tốt hơn đàn nào. Để lựa chọn học đàn Piano hay Organ, bạn nên xem mình thích sự vui vẻ, sôi động hay thích sự sâu lắng, cảm xúc. Bạn thích sự sáng tạo hay các bản nhạc đã được tích hợp sẵn. Kết hợp với những thông tin đã phân tích ở trên để bạn đưa ra được lựa chọn cho mình.
Học mỗi loại đàn đều có cái khó và dễ riêng, do đó để trở thành người chơi đàn hay bạn cần có sự kiên trì và quyết tâm. Không nên thấy khó mà nản, như vậy dù bạn có tìm và lựa chọn cách thức dễ dàng nhất, giáo viên chuyên nghiệp nhất cũng không thể giúp bạn thành công.
Ngoài ra, để đăng ký học đàn Piano hay Organ, bạn có thể đến với Công ty cổ phần thương mại, dịch vụ, sản xuất Việt Thương. Một địa chỉ tin cậy với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp cùng hệ thống bài dạy đạt chuẩn quốc tế. Bạn có thể truy cập vào website: https://vietthuong.edu.vn/ để biết thêm thông tin.
Trên đây, bài viết đã phân tích về việc học đàn Piano hay Organ. Qua những thông tin mà bài viết mang lại cho bạn, hi vọng sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định cho việc học đàn của mình. Chúc các bạn thành công!