Kỹ thuật đệm theo các thể loại Nhạc nhẹ
Nhạc nhẹ là nhạc tạp kỹ, nhạc giải trí, nằm giữa hai loại nhạc tiêu thụ thông dụng và nhạc nghiêm túc, nhằm làm vui tai, vui lòng người nghe, đem lại sự bình tĩnh, tái tạo sức khoẻ, thu hút giải trí tinh thần…. Nhạc nhẹ là loại nhạc được đông đảo quần chúng dễ tiếp thu và dùng giải trí. Đặc điểm của nhạc nhẹ là nội dung, hình thức đơn giản, dễ nhớ. Tính chất âm nhạc thường vui tươi, yêu đời. Nhiều thể loại nhạc nhảy múa, sinh hoạt, hành khúc, những bản Overture nhỏ (khúc mở màn), các bài tổ khúc Rhapsodia, Fantasia, dựa trên chủ đề của các Operet, những bài hát hài hước, hát Estrade(1), trong các vở diễn cũng được xếp vào loại nhạc nhẹ…”. Còn thể loại nhạc Rock(2), một phong cách nhạc nhẹ hiện đại thì có tính chất “kích thích trực tiếp vào giác quan và tâm sinh lý con người bằng tiết tấu, cường lực âm thanh và vũ đạo..”.
Đệm đàn piano cho các loại nhạc nhẹ thì cần chú ý đến kỹ năng gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Ngoài ra để biết hơn về kỹ năng chơi đàn piano thì việc tham gia khóa học đàn piano là điều nên có. Bạn có thể tham khảo tại trường nhạc Việt Thương Music.
Còn bài viết của chúng tôi chỉ gợi ý một số kỹ thuật hòa âm trên đàn piano mà thôi.
>>> Khóa học đàn piano trường nhạc Việt Thương Music
- Đệm hòa âm không giai điệu khi đánh đàn piano
- Kiểu đệm đơn giản nhất hay dùng cho đệm hát mà người hát nhịp không chắc lắm, đó là cả hai tay đều bấm hợp âm và chơi như đập nhịp.
- Đệm rải: đó là rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng (thường là chơi nốt đơn).
- Rải hợp âm nhưng dùng móc kép hai tay đuổi nhau, sử dụng âm khu khá rộng của đàn
Có nhiều kiểu đệm phức tạp hơn nhưng chỉ kể ra 3 kiểu đơn giản nhất dễ tập nhất khi chơi.
- Đệm hòa âm cùng giai điệu
Thật ra các kỹ thuật của loại này cũng như trên chỉ khác một điều tay phải bạn phải chơi giai điệu của ca khúc (hoặc bản nhạc) tay trái đệm theo cách kiểu như trên nhưng làm sao để giai điệu và hợp âm hòa vào nhau.
1. Kỹ thuật hòa âm trên đàn (voicing)
Kỹ thuật này dùng để tạo ra hòa âm cho phần đệm đàn piano theo phong cách Nhạc nhẹ. Với việc xử lý các bản nhạc chỉ có giai điệu và ký hiệu hợp âm của phong cách Nhạc nhẹ. Người đánh đàn piano phải có ý thức tạo ra hòa âm ngay tức thời cho bài đệm thật nhanh khi chỉ nhìn vào ký hiệu hợp âm.
Những kiểu xếp tiêu biểu như:
- Xếp bè hòa âm hẹp
- Xếp bè hòa âm rộng
Kỹ thuật đàn bè bass (tay trái)
Đặc trưng của bè bass: bè bass chính là bè tạo nền móng cho tiết điệu của một bản nhạc. Do phải mô phỏng lại dàn nhạc đệm theo kiểu Nhạc nhẹ nên bè Bass trong các tác phẩm và bài đệm piano Nhạc nhẹ luôn được chú trọng. Giai điệu của bè Bass đôi khi cũng phứ tạp như giai điệu chính.
Vì lý do trên, người học phải luyện tập với nhiều loại tiết tấu để việc thể hiện bè Bass trở nên phong phú, đặc sắc.
Điều cơ bản nhất trong kỹ thuật đánh bè bass chính là sử dụng âm 1 và 5 của hợp âm.
Kỹ thuật xử lý các loại hợp âm
Đây là kỹ thuật dành riêng cho kỹ năng piano Nhạc nhẹ. Với việc hòa âm trên đàn, ứng tấu phải được thực hiện thường xuyên, người luyện tập và biểu diễn phải nắm vững kỹ thuật này.
Kỹ thuật này là sự kết hợp của xếp bè hòa âm, kỹ thuật hợp âm chùm và rải, kỹ thuật tiết tấu …
Một số kiều xử lý hợp âm tiểu biểu:
- Hợp âm 3 nốt (những nhóm tiết tấu lặp lại, thay đổi dần các thể của cùng 1 hợp âm).
- Hợp âm 4 nốt
- Hợp âm 5 nốt
2. Kỹ thuật đệm theo các thể loại Nhạc nhẹ
Luyện tập những tiết tấu đệm này sẽ giúp cho người học có được kỹ năng soạn bài đệm và ứng tấu phần đệm piano cho ca khúc theo phong cách Nhạc nhẹ.
Đệm 2 tay không có giai điệu thường được sử dụng khi người đệm đàn đang đệm cho người ca sĩ hát phần giai điệu.
Đệm 2 tay có giai điệu thường được sử dụng khi người đệm đàn đang đánh phần mở đầu hoặc phần giang tấu.
Thể loại Valse
Vd:
Thể loại Polka
Thể loại Tango
Thể loại Swing
Thể loại Bossanova
Thể loại Pop ballad
Thể loại Rhumba
Thể loại Cha cha cha
Thể loại Rhythm & Blues
Thể loại Rock & Roll
Rock & Roll straight (4/4):
Rock & Roll swing (12/8):