Giới thiệu chung về phim ca nhạc
Các trường đoạn chính của phim âm nhạc sẽ là những ca khúc hoặc những bản nhạc phục vụ cho nội dung chính của phim. Ngay cả những lời hát cũng có thể được xem như những lời thoại (một ví dụ điển hình cho điều này là bộ phim «My Fair Lady», diễn viên chính là Rex Harrison và Audrey Hepburn; hoặc Singin’ in the Rain – các ca khúc trong phim cũng là diễn biến, tình tiết của bộ phim).
Thông qua âm nhạc, những sắc thái tình cảm của các nhân vật trong phim cũng được bộc lộ, được đẩy lên cao trào. Kịch tính, mâu thuẫn của bộ phim cũng có thể được thắt nút hoặc cởi nút bằng âm nhạc.
Thế nào là phim ca nhạc? Thể loại này còn được gọi là phim âm nhạc, phim nhạc kịch… Đây là một trong những thể loại chính của điện ảnh. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua việc giải Quả cầu vàng (Golden Globe) trao giải Phim hay nhất cho 2 thể loại: Chính kịch và vũ kịch. Quay trở lại câu hỏi đặt ra từ đầu: Thế nào là phim âm nhạc. Câu trả lời cực kỳ đơn giản, phim âm nhạc là loại hình điện ảnh phụ thuộc vào âm nhạc, nếu tách rời âm nhạc ra khỏi phim thì bộ phim ấy sẽ không còn là chính nó nữa.
Về phim âm nhạc ở thời kỳ đầu, bộ phim âm nhạc đầu tiên có lẽ là The Jazz
Phim ca nhạc qua các thời kỳ:
Singer, được ra đời vào năm 1927.
Trong những năm cuối thập kỷ 20 và đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20, các ngôi sao nhạc kịch Broadway thay nhau làm mưa làm gió Hollywood với hàng loạt phim âm nhạc mang hơi hướng Broadway được xuất xưởng liên tục, khiến bây giờ, nhiều người cứ nghe đến phim âm nhạc là hình dung đến Broadway, mặc dù có vô khối thể loại phim âm nhạc đã được ra mắt khán giả trong suốt thế kỷ qua. Ví dụ như Rock (Almost Famous), Rock’n’Roll (A Hard Day’s Night), Jazz (All That Jazz, Chicago), Classical (Amadeus, Shine), Disco (Saturday Night Fever) hoặc gần gũi với khán giả dễ tính bằng với các cô ca sĩ Pop như Madonna (Evita) chẳng hạn…