Các bước học đàn piano cơ bản

Các bước học đàn piano cơ bản

Piano là nhạc cụ được hầu hết tất cả những ai đã và đang muốn đặt chân vào âm nhạc lựa chọn vì học đàn piano giúp cho người học có được những kiến thức chung cơ bản nhất về âm nhạc. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn hướng dẫn các bước học đàn piano cơ bản sẽ giúp các bạn từ một người hoàn toàn chưa biết gì về piano trở thành một người có thể chơi đàn piano thành thạo.

Bước 1: Học cách đọc và nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc

Việc đầu tiên để học đàn piano cơ bản các bạn cần làm quen và nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Các nốt nhạc được ký hiệu bằng các chữ cái A – B – C – D – E – F – G tương ứng với La – Si – Do – Re – Mi – Fa – Sol và chúng có vị trí khác nhau trên khuông nhạc. 

Bản nhạc viết cho đàn piano được sử dụng 2 loại khóa nhạc ở đầu khuông nhạc và khóa Sol (sử dụng cho tay phải) và khóa Fa (sử dụng cho tay trái).

Bước 2: Học cách nhớ các nốt nhạc trên đàn piano

Sau khi nhớ được các nốt nhạc trên bản nhạc, bạn cần học cách nhớ vị trí các nốt nhạc trên phím đàn piano.

Trên mỗi đàn piano tiêu chuẩn thường có 88 phím (88 nốt nhạc) tương đương với 7 quãng 8. Mỗi quãng 8 gồm 12 phím gồm 7 nốt trắng và 5 nốt đen. Khi học đàn piano cơ bản bạn chỉ cần hiểu và nhớ 1 quãng 8 là có thể nhớ được toàn bộ các nốt trên phím đàn.

Nốt Đô trung (hay nốt Middle C) có 2 vị trí khác nhau trên khuông nhạc ở bắt đầu 2 khóa nhạc khác nhau là Fa và Sol. 

Bước 3: Tìm hiểu và nắm vững nhạc lý học đàn piano cơ bản

Để thực hành thành thạo đàn piano, bạn phải tìm hiểu và nắm chắc các kiến thức học đàn piano cơ bản. Đây chính là phần lý thuyết căn bản nhất hướng dẫn cho bạn hiểu về một bản nhạc piano. Kiến thức nhạc lý rất quan trọng khi nhạc âm nhạc.

Trong nhạc lý bạn quan tâm đến trường độ của nốt nhạc và các dấu hóa. Các nốt nhạc khác nhau về trường độ được phân biệt với nhau bằng hình nốt tròn, đen, trắng, móc đơn, móc đôi, móc tam, móc tứ.

Phân biệt các nốt nhạc khác nhau về trường độ

Hai hay nhiều các nốt đơn, nốt đôi, nốt tam, nốt tứ đứng cạnh nhau thì có thể nhóm chúng lại bằng các dấu gạch ngang nối các đuôi nốt. Tổng trường độ mỗi nhóm bằng một phách.

Trong quy cách viết nốt nhạc, các nốt nhạc có cao độ từ phía dưới lên tới dòng kẻ thứ 3 thì được viết đuôi nốt quay lên và từ dòng kẻ thứ 3 trở lên thì được viết đuôi nốt quay xuống.

Bước 4: Luyện tập ngón tay với đàn piano

Sau khi nắm vững kiến thức về nhạc lý piano cơ bản các bạn học thực hành luyện tập ngón tay với đàn piano. 

Ban đầu bạn chơi riêng rẽ từng phím đàn, sau đó dần dần kết nối giữa các nốt nhạc với nhau. Để tay thả lỏng trên bàn phím đàn sau đó di chuyển ngón tay, bàn tay đi lên, đi xuống, từ phím trắng lên phím đen và xử lý đặt ngón tay sao cho khi bạn di chuyển một cách mềm mại, thoải mái nhất.

Thường xuyên luyện tập từng tay trái rồi tay phải sao cho di chuyển linh hoạt, đúng nốt, đúng nhịp một cách thuần thục, sau đó kết hợp sử dụng cả 2 bàn tay.

Khi bạn đã luyện tập các ngón tay của mình nhịp nhàng trên các phím đàn thì tiếp tục luyện tập cải thiện tốc độ ngón tay.

Vị trí đặt ngón tay trên bàn phím đàn piano

Bước 5: Chơi hoàn chỉnh một bản nhạc từ chậm đến nhanh

Sau khi đã nắm chắc được nhạc lý và phối hợp được cách kết hợp giữa hai tay nhuần nhuyễn thì bạn có thể chơi hoàn chỉnh được một bản nhạc đơn giản. Để nhanh chóng tiến bộ bạn nên lựa chọn các tác phẩm piano có cách chơi từ đơn giản rồi mới đến các tác phẩm âm nhạc cổ điển. 

Khi luyện tập nên phân bố cục bản nhạc và đặt mục tiêu thời gian cho mình. Một bản nhạc thông thường có bố cục gồm 3 phần là Intro, Phiên khúc và Điệp khúc. Phiên khúc là đoạn nhạc nhẹ nhàng còn Điệp khúc là đoạn nhạc cao trào. Khi đó bạn sẽ dễ dàng luyện tập và không bị quá tải.

Vậy là các bạn đã nắm bắt được các bước để học đàn piano cơ bản nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ hỗ trợ cho các bạn trong quá trình theo học đàn piano trở nên dễ dàng hơn. Để nâng tầm khả năng chơi piano của mình, tốt nhất bạn nên tìm một giáo viên hướng dẫn trực tiếp hoặc đến các trung tâm đào tạo piano nhé.

VTMS

Contact Me on Zalo