Các bộ phận của đàn piano và cách thức hoạt động của từng bộ phận
Việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về các bộ phận cũng như cách thức hoạt động của các bộ phận cấu thành nên cây đàn piano sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về piano và cũng từ đây bạn dễ dàng biết được nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong từng tiếng đàn và nốt nhạc.
Mặc dù hiện nay đàn piano điện ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi mức giá rẻ nhưng việc khám phá một cây đàn piano cơ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của nhạc cụ này, ngay cả ở dạng đàn điện tử.
Đàn piano tạo ra âm thanh bằng cách nào?
Đàn piano có hàng trăm các chi tiết khác nhau được thiết kế tỉ mỉ đến từng chi tiết nên các hoạt động của đàn đều ăn khớp với nhau để tạo ra một âm thanh độc đáo và khác biệt. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao đàn piano cơ lại hoạt động một cách hài hòa. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất về cách tạo ra âm thanh của đàn piano cơ bằng cách:
- Khi nhấn phím đàn theo cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đàn, chiếc búa đàn sẽ bật lên một cách chính xác
- Búa đàn sẽ đánh vào một sợi dây
- Sợi dây rung lên và tạo ra âm thanh
- Các dây đàn được nối với soundboard nên âm thanh sẽ được khuếch đại vang to và hay hơn
- Khi tay được thả khỏi phím đàn thì âm thanh sẽ dừng lại, nếu sử dụng bàn đạp duy trì thì âm thanh vẫn được nghe thấy
Xem
Khóa học đàn piano giá rẻ tại Việt Thương
Cấu tạo và chức năng của từng bộ phận đàn piano
Nếu chỉ nhìn qua cách tạo ra âm thanh của đàn piano thì nhiều người sẽ nghĩ cách tạo ra âm thanh như trên thì khá đơn giản. Song khi phân tích cụ thể các bộ phận của cây đàn piano thì bạn sẽ có cái nhìn sinh động hơn về nhạc cụ này.
Bộ máy: bao gồm tất cả các bộ phận khiến đầu búa chuyển động để đánh vào dây đàn
Búa đàn: Đây là một bộ phận rất quan trọng trong cơ chế thoát của bộ máy, bộ phận này sẽ đảm nhận nhiệm vụ truyền lực từ phím đàn đến dây đàn để tạo ra âm thanh. Bộ búa đàn gồm 88 búa được chia làm 3 kích thước khác nhau tùy thuộc vào dây đàn.
Dây đàn: đây là bộ phận nhận lực từ búa đàn để rung động tạo ra âm thanh. Bộ phận này được làm bằng thép, độ dài và độ dày sẽ tăng lên theo cao độ giảm dần. Các nốt cao được sử dụng 2 hoặc 3 dây đàn có độ cao như nhau, các nốt thấp hơn sử dụng một dây thép độc lập có kích thước lớn hơn và nặng hơn bởi có lớp đồng cuộn xung quanh dây.
Treble và cây cầu bass: đây là những miếng gỗ cứng dài, cho phép rung động được truyền từ dây đàn đến soundboard
Soundboard: đây là bảng cộng hưởng được làm bằng gỗ ở mặt sau của piano, sử dụng để khuếch đại rung động và âm thanh
Khung kim loại: đây là miếng sắt được thiết kế ở phía sau của khung đàn, giúp neo một đầu dây đàn, khung này sẽ chịu lực căng của toàn bộ dây đàn
Hệ thống bàn đạp: piano thường sẽ có 2 – 3 hệ thống bàn đạp ở bên dưới của đàn, bên phải là bàn đạp để tạo ra âm thanh ngân vang, bên trái là giảm âm, làm giảm ường độ âm thanh; ngoài ra còn bàn đạp duy trì. Hệ thống bàn đạp sẽ không giữ toàn bộ bàn phím chặn âm, khi phím đàn được ấn xuống, phím chặn âm tương ứng sẽ được nâng lên, bàn đạp duy trì sẽ giữ riêng biệt phím chặn âm và không làm ảnh hưởng đến các phím chặn âm khác. Sử dụng hệ thống bàn đạp sẽ tạo ra những thay đổi âm thanh tinh tế.