Dây đàn piano được cấu tạo như thế nào?

Dây đàn piano được cấu tạo như thế nào?

Một cây Piano thông thường có 88 phím. Số lượng dây đàn piano không cố ý như dây đàn guitar mà tùy vào dòng đàn nhưng trung bình sẽ có khoảng 230 dây. Đối với khu vực tenor và treble, một nốt được tạo bởi 3 dây. Đối với khu vực bass, mỗi nốt sẽ giao động từ 2 đến 3 dây và còn 1 dây khi xuống đến nốt bass thấp nhất

Trong quá trình học đàn tại địa điểm dạy đàn piano Việt Thương Music, học viên sẽ được giáo viên hướng dẫn chi tiết về cấu tạo của đàn, của dây đàn để quá trình học diễn ra thuận lợi và tiếp thu tốt hơn

Ngoài ra, độ dài các dây sẽ giảm dần khi đến các nốt thấp trong khi độ dày của dây đàn sẽ mỏng hơn khi càng gần các nốt cao. Với các nốt trầm, dây đàn sẽ được quấn thêm một lõi đồng bên ngoài trong khi ở khu vực tenor và treble, dây đàn được để ở trạng thái bình thường.

Thông thường đường kính dây đàn Piano giao động từ 0.29” – 0.47” (0.737mm – 1.3mm) đối với dây trung và dây treble.

dây cho đàn piano

Tại sao mỗi nốt lại có nhiều dây như vậy?

Việc kết hợp 3 dây ở các nốt tầm trung và cao giúp gia tăng được âm lượng khi chơi mà giúp âm thanh giàu âm sắc hơn.

Mặc dù ba dây tương ứng với cùng một nốt được đánh bởi một cái búa nhưng điểm mà búa đánh vào là vị trí giao thao giữa các dây do đó ba dây không dao động theo cùng một cách. Âm thanh tạo ra sẽ mang sự sống động và khuếch đại đủ âm sắc. Bởi vì vậy mà cũng một bài hát, một cây đàn nhưng nghệ sĩ này sẽ có cách chơi khác nghệ sĩ khác. Người này chơi có thể làm người nghe cảm động, còn người khác thì không.

Khi tiến hành so sánh âm thanh lúc dây giao động đúng chủ ý của người chơi. Với một trong những dây điều chỉnh tới nốt La (A) tại tần số 440 Hz, ta có 4 ví dụ sau: Ví dụ 1, có hai dây khác điều chỉnh cao hơn và thấp hơn 1,5 cent. Ví dụ 2, mỗi dây được điều chỉnh ở 1,0 cent và Ví dụ 3, mỗi dây được điều chỉnh có giá trị mỗi cent khác nhau 0,5 cent. Ví dụ 4, ba dây đều được điều chỉnh tới cùng một tần số 440 hertz.

dây cho đàn piano

1 cent thể hiện sự khác biệt về tần số khi so sánh theo dải âm

Ví dụ 1 : Dây 1(440 Hz), Dây 2(+1.5 cent), Dây 3(-1.5 cent)

Ví dụ 2 : Dây 1(440 Hz), Dây 2(+1.0 cent), Dây 3(-1.0 cent)

Ví dụ 3 : Dây 1(440 Hz), Dây 2(+0.5 cent), Dây 3(-0.5 cent)

Ví dụ 4 : Dây 1(440 Hz), Dây 2(+0.0 cent), Dây 3(-0.0 cent)

Các ví dụ trên sử dụng âm thanh đàn piano với cao độ (pitch) phóng đại, để làm cho nó dễ dàng hơn nhằm xác định sự khác biệt trong khả năng vang của các dây khi được đánh

Những khác biệt này có thể xác định trong âm thanh piano tùy thuộc vào sự dao động của ba dây.

Vì sự phức tạp của dây đàn mà vài trò của người lên dây đàn rất quan trong.  Người kỹ thuật viên lên dây chuyên nghiệp sẽ dễ dàng có thể điều chỉnh và lên dây đàn bằng tai giúp chất lượng âm thanh trở nên phong phú và hay hơn.

Thiết bị giữ ở cuối dây

Bản thân mỗi sợi dây đều được thiết kế giúp khuếch đại âm thanh do đó có một cây cầu nhỏ hỗ trợ ở phần cuối dây đàn. Đối với dây đàn phần bass và phần giữa dụng cụ hỗ trợ đó gọi là agraffe, và cho phần dây treble là bearing. Các đoạn dây ở giữa hai phần hỗ trợ này gọi là “speaking length”. Đối với nốt La (A), tần số luông luôn được điều chỉnh chính xác nhất vào khoảng 440 hertz, tức là rung động 440 hertz/giây. Đối với phần treble, cộng hưởng ở các phân đoạn ở phía trước và sau được gọi là duplex phía trước và duplex trở lại. Các phân đoạn này rung lên đồng cảm với đoạn ở giữa (specking length), giúp tăng tính hấp dẫn của âm thanh.Nếu không có dự cộng hưởng, giai điệu sẽ rất yếu và nhỏ

 

VTMS

Contact Me on Zalo