Cơ chế hoạt động của đàn Piano
Việc tìm hiểu đặc điểm của đàn piano là một điều cần thiết với bất kì một người yêu nhạc nào khi có ý định học chơi nhạc cụ này.
Việc tìm hiểu rõ những thông tin về piano sẽ giúp người yêu nhạc hiểu hơn về cấu trúc, đặc điểm và cách sử dụng các tính năng của đàn, từ đó giúp việc học diễn ra dễ dàng và đạt được hiệu quả cao hơn.
Bài viết kì này, Việt Thương sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về cơ chế hoạt động của đàn piano để nắm rõ hơn cơ chế tạo ra âm thanh của nhạc cụ này nhé.
Piano hiện nay có nhiều loại khác nhau, về cơ bản có 2 loại chính là piano điện và piano cơ. Về cấu tạo thì 2 loại đàn piano này đều như nhau, vì vậy cơ chế hoạt động của piano điện và piano cơ cũng sẽ tương tự nhau.
Cơ chế hoạt động của đàn piano
Hiểu một cách đơn giản thì khi phím đàn được ấn xuống, phần cuối của đòn bẩy sẽ đẩy trục đứng lên trên tác động đến đầu búa để đầu búa gõ vào dây đàn. Cùng lúc đó, phím chặn âm được nâng lên khỏi dây đàn để đàn rung tự do, từ đó phát ra âm thanh. Cụ thể hơn sẽ được chia sẻ tiếp tục ngay sau đây.
Mỗi phím đàn piano sẽ đóng vai trò là một đòn bẩy, điểm tựa sẽ là trục thăng bằng. Khi người chơi ấn một phím đàn xuống, phần đuôi của đòn bẩy sẽ nâng lên làm cho trục đứng đẩy khớp nối một đầu được giữ chặt lên. Đầu còn lại của khớp nối sẽ kéo theo đòn bẩy thoát và đòn bẩy lặp.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Đòn bẩy thoát lúc này sẽ đẩy con lăn, theo thiết kế sẽ có một cuộn nỉ gắn chặn cán búa để đẩy đầu búa lên cao. Đòn bẩy thoái sẽ dừng lại khi mà phần đuôi nhô ra chạm vào nút chỉnh. Đầu búa lúc này sẽ rời khỏi đòn bẩy thoái và gõ vào dây đàn. Đòn bẩy lặp được nâng lên tới khi đòn bẩy thoát vượt qua nó và chạm vào ốc rơi. Vị trí của đòn bẩy lặp được giữ nguyên đến khi người chơi không ấn vào phím đàn nữa.
Tiếp theo búa sẽ rơi một nửa đường về vị trí cũ, rồi bị chặn lại bởi con lăn và chạm vào đòn bẩy lặp ở vị trí được nâng lên cao. Đòn bẩy thoái sẽ trượt phía dưới cán búa khi cán búa đang được nâng lên để trở về vị trí ban đầu. Lúc này búa kiểm tra sẽ ngăn đầu búa không gõ lại vào dây đàn.
Phím đàn nếu được thả ra một phần thì búa gõ thoát khỏi búa kiểm tra khi mà đòn bẩy vẫn được giữ nguyên ở trạng thái nâng lên. Nếu người chơi tiếp tục ấn phím đàn xuống thì đòn bảy thoát có thể sẽ đẩy con lăn và làm cho đầu buas nâng lên gõ vào dây đàn.
Khi này, phần đuôi của phím đàn sẽ đẩy vào phím chặn tiếng để nâng phím lên phía trên, nâng lên khỏi dây đàn. Khi mà một phần phím đàn đã được thả lỏng, phím chặn tiếng sẽ rơi ngược trở lại lên dây đàn, khiến tiếng đàn tắt đi. Khi phím đàn được thả ra hoàn toàn thì toàn bộ quy trình lại trở về vị trí ban đầu nhờ vào trọng lực, riêng với dòng đàn piano Grand do không có trọng lực nên các bộ phận của đàn trở về vị trí ban đầy nhờ vào một dây hoặc những băng vải nhỏ đã được thiết kế sẵn.
Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng, để có thể tạo ra âm thanh cho đàn piano là sự góp mặt của rất nhiều bộ phận khác nhau, quy trình hoạt động của các bộ phận có sự liên kết khá chặt chẽ. Có lẽ, nhìn hình dáng sang trọng bên ngoài của đàn piano, nhiều người sẽ không hình dung ra được cơ chế hoạt động phức tạp bên trong nhạc cụ bàn phím này.
Nhưng khi đã nắm bắt được phần nào cơ chế hoạt động của đàn piano, người yêu nhạc sẽ hiểu hơn về vai trò và chức năng của từng bộ phận cấu tạo nên piano, cũng từ đó mà biết bảo vệ, chăm sóc và sử dụng piano một cách tốt nhất. Chỉ khi thực sự hiểu rõ về nhạc cụ, người yêu nhạc mới có thể chăm sóc và bảo vệ đàn tốt nhất, cũng như mới có thể phát triển tối đa khả năng chơi đàn piano.