Cách chọn đàn piano bằng mắt thường
Trước khi quyết định mua cho mình 1 cây đàn piano cũ thì chắc hẳn rằng các bạn sẽ rất khó khăn và phân vân khi không biết làm thế nào để lựa chọn đưgợc cho mình một cây đàn tốt nhất. Mặc dù đã tham khảo qua bạn bè và tìm hiểu trên mạng những hướng dẫn và kinh nghiệm để chọn đàn thì bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để không gặp phải những rủi ro không đáng có xảy ra khi mua đàn. Dựa trên kinh nhiệm lâu năm trong việc phân phối nhạc cụ thì chúng tôi sẽ tổng hợp lại những điểm cần lưu ý khi mua đàn piano cũ sau đây cũng như cách chọn đàn piano bằng mắt thường để giúp bạn có thêm cho mình những kiến thức bổ ích khi mua đàn piano.
Số Serial của đàn
Số Serial trên mỗi cây đàn sẽ thể hiện được năm sản xuất của cây đàn, số Serial của đàn càng lớn thì cây đàn đó được sản xuất càng gần thời điểm hiện tại (chúng ta sẽ so sánh serial của các cây đàn thuộc cùng 1 hãng sản xuất).
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý rằng việc sản xuất gần cũng không có nghĩa là cây đàn đó sẽ mới hơn. Việc cây đàn mới hay cũ sẽ còn phụ thuộc vào người sử dụng cũ và tần suất sử dụng. Nếu người dùng biết giữ gìn thì cây đàn sẽ mới, những cây đàn đã được sử dụng tại các trường học, trung tâm âm nhạc sẽ có tần suất sử dụng cao hơn thì độ hao mòn sẽ cao hơn. Chính vì vậy ngoài việc nhìn vào số Serial thì bạn cần phải xem xét đầy đủ các chi tiết của đàn. Xem thêm:
Tình trạng búa đàn (hammer rail)
Búa đàn là bộ phận dùng để gõ vào dây làm phát ra âm thanh, búa đàn là bộ phận cực kỳ quan trọng của cây đàn. Búa đàn khi sử dụng nhiều thì ở đầu búa sẽ in sâu vết hằn của dây đàn do tiếp xúc với dây quá nhều. Người ta phải mài búa và chỉnh búa về hình dạng nguyên thủy. Trong khi đó, nếu búa đã phải mài nhiều lần trong quá khứ thì độ lớn búa bị thu nhỏ lại, chúng ta có thể nhận dễ dàng nhận thấy được. Dấu tích của dây đàn ăn sâu vào đầu búa trở thành đường rãnh, nếu bạn thấy rãnh quá sâu hoặc không nhìn thấy rãnh thì là do đàn quá cũ hoặc là bộ phận đã bị thay mới, bạn nên hỏi lại người bán đàn piano để biết được rõ.
[related_posts_by_tax order=”RAND” title=”Bài viết liên quan bạn cần tham khảo:”]
Dây đàn và trục lên dây (tuning pin)
Dây đàn được quấn chặt vào trục (pin) nên người ta gọi là tuning pin, khi lên dây (chỉnh âm thanh đúng độ cao) thì xoay trục này bằng dụng cụ chỉnh dây cho cường độ âm thanh đúng. Vì vậy nếu đàn được lên dây nhiều thì chốt pin sẽ bị mòn, bằng mắt thường bạn có thể nhìn thấy được.
Bản phát âm (sound-board) và bàn phím
Khi mua đàn thì việc xem mặt sau của nó cũng rất cần thiết, bản phát âm khi trải qua nhiều sẽ thường chuyển thành màu đỏ, nếu là đàn cũ thì bạn không cần phải xem màu mà chỉ cần chú ý xem nó có rạn nứt hay không.
Về bàn phím: Rạn nứt là vết thương quan trọng của bản phát âm, làm âm thanh không thể vang được. Trụ chống làm bằng gỗ vững chắc, ta nên xem có bị mốc bám không. Nắm bàn phím bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc qua lại, chuyển động một đôi chút là bình thường. Trường hợp chuyển động thành cụm nhiều là do nỉ (nỉ ngăn chặn tạp âm) ở dưới mặt bàn phím đã mòn và cần phải được thay dán mới lại.
Nỉ giảm âm thanh (muffler belt)
Trường hợp đàn Upright, khi đạp pedal giữa thì miếng dạ giảm âm thanh sẽ được kéo xuống vào khoảng cách giữa búa và dây, nó có chức năng giảm âm. Ở những chiếc đàn cũ thì nỉ này chuyển màu hơi đỏ và hơi cứng. Chúng ta có thể dễ dàng đánh giá dựa trên nỉ giảm âm bằng cách mở nắp trên của đàn.
Âm sắc và cảm nhận phím đàn
Một cây đàn hay sẽ có âm vang, trong trẻo, các nốt trầm nghe ấm và dày. Còn 1 cây đàn mới thì các phím bấm sẽ nặng tay hơn cây đàn đã được sử dụng.
Trên đây là một điểm đặc biệt mà bạn cần lưu ý khi mua đàn piano để có thể mua được cho mình 1 cây đàn tốt nhất. Chúc bạn sẽ lựa chọn được cho mình 1 cây đàn ưng ý!