Một số tác phẩm tiêu biểu cho đàn violin

Một số tác phẩm tiêu biểu cho đàn violin

Với lịch sử xây dựng và phát triển chưa dài, khối lượng các tác phẩm âm nhạc viết cho đàn Violon cũng chưa lớn, giờ đây, tuy giáo trình các tác phẩm Violon Việt Nam còn chưa đạt tới những chuẩn mực kinh điển về học thuật và nghệ thuật cũng như về số lượng mong muốn, nhưng với những đặc điểm tiêu biểu cũng như thành công bước đầu trên đây, chắc chắn sẽ là tiền đề cho một hướng đi đúng đắn, khoa học và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Việc nghiên cứu một cách khoa học và phân tích đầy đủ những đặc điểm của tác phẩm Violon Việt Nam trong quá trình giảng dạy, học tập và biểu diễn là một việc làm thường xuyên, lâu dài, kiên trì và tâm huyết để chúng ta tiến tới mục tiêu xây dựng nền nghệ thuật Violon chuyên nghiệp.

Tiếp đến, chúng tôi xin tóm tắt các tác phẩm Việt Nam viết cho đàn Violon trong chương trình đào tạo cơ bản đối với cấp học, như sau:

Những tác phẩm dạy học violin uy tín tin

+ Giáo trình Violon bậc sơ cấp (theo phân cấp trước đây):

– Bao gồm một số bài hát dân ca nguyên bản đơn giản hoặc đã được biên soạn từ những bài dân ca của các vùng, miền. Một số bài hát thiếu nhi, thiếu niên quen thuộc; một số ca khúc mới có giai điệu gần gũi với tâm hồn  và nhận thức của lứa tuổi, chất nhạc trữ tình, truyền cảm phù hợp với âm sắc và giai điệu của Violon. Tiêu biểu là những bản nhạc sau: Inh lả ơi, Xoè hoa, Lý cây đa, Trống cơm, Trèo lên trái núi Thiên Thai, Xe chỉ luồn kim, Mây trôi, Đi cấy đêm trăng, Hát, Ru con, Làng tôi (Văn Cao).

Những tác phẩm này cơ bản được áp dụng cho những năm đầu bậc đào tạo sơ cấp, tạo điều kiện cho học sinh làm quen và thuộc lòng giai điệu các  bài dân ca nguyên bản để dần làm quen và nắm bắt được thang âm, điệu thức nguyên bản Việt Nam. Đặc biệt từ những năm sơ cấp 3, 4, học sinh Violon đã bước đầu tích luỹ được chút vốn kỹ thuật, bắt đầu thực hành kỹ thuật chuyển thế, tập rung nên ngoài những thói quen và kinh nghiệm được hình thành, cần hướng các em tới những ấn tượng và cảm xúc âm nhạc qua mỗi bài học cụ thể.

Việc học đàn không chỉ buộc các em phải thuộc lòng giai điệu mà còn phải để các em thuộc phần lời của những bài dân ca đó để các em dễ liên tưởng, hình dung mối quan hệ giữa ca từ, thơ ca, với âm nhạc và cũng là để các em thêm dễ dàng thẩm thấu cái hay, cái đẹp, cái tinh tế ý nhị trong dân ca Việt Nam, tạo nên nguồn bổ dưỡng bồi đắp tâm hồn và nhân cách đối với người nghệ sỹ Violon tương lai.

Khi các em bước sang các năm sơ cấp 5 đến sơ cấp 7, vốn kỹ thuật đã được trang bị đầy đủ hơn, đòi hỏi các em cần được tiếp xúc với các thể loại âm nhạc có nội dung phong phú hơn, có cấu trúc phức tạp hơn. Ở bậc học này, thể loại tác phẩm biến tấu trên chủ đề dân ca, phát triển trên chủ đề dân  ca là phù hợp hơn cả. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Trèo lên trái núi Thiên Thai (Hùng Phong cải biên).
  • Bèo dạt mây trôi (Khắc Văn cải biên).
  • Những kỷ niệm quê hương (Hoàng Dương). Và một số bài hát viết cho thanh thiếu nhi như:
  • Lửa trại (Hoàng Cương).
  • Mùa xuân, Phi ngựa, Tuổi thơ… (Hoàng Dương)…

Những tác phẩm tiêu biểu trên đây giúp các em có được những khái niệm mới trong kỹ thuật phát triển các làn điệu dân ca. Tính chất âm nhạc tuy có những thay đổi ở phần phát triển nhưng vẫn gần gũi với giai điệu vốn đã quen thuộc, thường tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập và kích thích tính năng động khám phá để hoàn thiện dần các kỹ năng diễn tấu đa dạng và phức tạp của nghệ thuật Violon.

Violin và âm nhạc cổ điển phương Tây

Giá bán kỷ lục cho cây đàn Violin của nhạc trưởng Titanic

VTMS